NGUỒN GỐC VÀ CÁCH PHÂN BIỆT MÃ VẠCH 1D & 2D
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra.
Lịch sử: Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Năm 1948 khi đang là sinh viên ở trường Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 20 tháng 10 năm 1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.
Năm 1992, Woodland đã được trao tặng giải thưởng Huy chương công nghệ quốc gia bởi Tổng thống George H. W. Bush nhờ phát minh ra mã vạch và thiết bị đọc mã vạch.
Các loại mã vạch:
Mã vạch tuyến tính (1D) : Đây là thế hệ mã vạch đầu tiên, mã vạch "một chiều" được tạo thành từ các đường thẳng và khoảng không gian có độ rộng khác nhau tạo ra các mẫu cụ thể. Là hình ảnh đầu tiên khi bạn nghĩ đến mã vạch. Mã vạch 1D luôn nằm trong lựa chọn tối ưu để tiết kiệm chi phí vận hành cũng như giá thành thiết bị nếu công ty bạn thuộc quy mô vừa và nhỏ. Máy quét mã vạch 1D cho hiệu suất quét cao hơn, phạm vi quét rộng hơn và phục vụ tối đa nhu cầu của quý khách hàng.
Mã vạch tuyến tính (1D)
Mã vạch 2 Chiều (2D) Mã ma trận, cũng được gọi là mã vạch 2D hoặc chỉ đơn giản là mã 2D, mã QR, là một cách hai chiều để thể hiện thông tin. Nó tương tự như mã vạch tuyến tính (1 chiều), nhưng có thể biểu diễn nhiều dữ liệu hơn trên một đơn vị diện tích. Bao gồm các ô tương phản nhau tạo nên một ma trận hoàn toàn khác biệt so với mã vạch 1D. Mã vạch 2D cung cấp nhiều dữ liệu thông tin hơn (2000 kí tự trở lên), khó làm giả hơn. Ưu điểm là khả năng quét mã 2D từ bất kì hường nào, giúp việc quét thông tin nhanh & hiệu quả .
Mã vạch 2D (QR Code)
Hi vọng số thông tin chúng tôi đưa ra hữu ích với quý bạn đọc và quý khách hàng!
>>> Tham khảo máy đọc mã vạch 1D & 2D
ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CÁC SẢN PHẨM MÁY QUÉT, MÁY IN MÃ VẠCH 1D & 2D, VUI LÒNG LIÊN HỆ PHÒNG KINH DOANH ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ TỐT NHẤT!
Email: info@mavachanbinh.com
Hotline: 0935 512 641 - 0962 158 092